Friday, February 10, 2017

Lựa chọn thiết bị wireless Router đúng nhu cầu và mục đích


Những ngày đầu tiên nghĩ đến lựa chọn một thiết bị  thu phát sóng wifi mình thật sự có quá nhiều câu hỏi. Nên chọn hãng nào, loại nào, công suất phát, Anten…trong khi đó có quá nhiều định nghĩa thuật ngữ phải hiểu để chọn lựa 1 thiết bị phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng. Còn các bạn thì sao? Nếu có suy nghĩ giống mình thì hãy bỏ ít thời gian để đọc bài viết sau đây.

1. Công suất phát của thiết bị

  • Đơn vị tính là dBm. Con số này càng cao nghĩa là công suất phát của thiết bị càng lớn.
  • Giảm dần theo khoảng cách.
  • Có quy định khác nhau ở từng quốc gia và khu vực.
Mình từng hỏi rằng vậy tại sao không cho mua bán thiết bị có công suất phát 40dBm hay 100dBm để có thể phủ sóng nguyên cả căn biệt thự hoặc nhà trọ 5 tầng?
-          Công suất phát thiết bị càng cao thì càng ảnh xấu đến sức khỏe của con người , đặc biệt trẻ em và bà bầu.
-          Công suất phát của thiết bị càng cao thì sẽ có vùng phủ sóng rất rộng vậy sóng wifi cùng tầng số của các nhà bên cạnh nhau sẽ gây nhiễu sóng điện từ lẫn nhau dẫn đến tình trạng mạng chậm, chập chờn.

2. Thiết kế antenna

  • Độ lợi công suất có đơn vị tính là dBi. Con số này càng cao nghĩa là antenna càng nhạy.
  • Có 2 dạng phổ biến: antenna gắn trong và gắn ngoài.
  • Loại gắn ngoài có thể điều chỉnh được hướng phát sóng, từ đó cải thiện vùng phủ sóng của thiết bị.
  • Có 3 loại RF anten phổ biến
    • Omni-directional (truyền tín hiệu theo mọi hướng
    • Semi-directional (truyền tín hiệu theo một hướng)
    • Highly-directional (truyền tín hiệu điểm-điểm)
  • Antenna độ nhạy cao cho vùng phủ sóng rộng hơn vì nó thu được những tín hiệu yếu hơn từ các thiết bị ở xa.
Mỗi loại anten áp dụng vào mỗi mô hình khác nhau, đối với những hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thì sử dụng Anten Omni- Derectional

3. Tốc độ

  • Đơn vị tính là bps (bit per second) hoặc Bps (byte per second)
  • IEEE 802.11a cho tốc độ liên kết tối đa 54Mbps hoạt động ở băng tầng 5GHz
  • IEEE 802.11g cho tốc độ liên kết tối đa 54Mbps hoạt động ở băng tầng 2.4GHz
  • IEEE 802.11b cho tốc độ liên kết tối đa 11Mbps hoạt động ở băng tầng 2.4GHz
  • 802.11n cho tốc độ liên kết tối đa 600Mbps tuy nhiên các thiết bị bán ngoài thị trường thường hỗ trợ 300Mbps hoạt động ở 2 băng tầng 2.4GHz và 2.4GHz
  • 802.11ac cho tốc độ liên kết tối đa 7Gbps, tuy nhiên các thiết bị bán ngoài thị trường thường hỗ trợ 867Mbps hoạt động ở băng tần 5GHz
  • Tốc độ giảm dần khi cường độ tín hiệu yếu.
4. Thiết bị thu

  • Có cấu tạo cơ bản giống với thiết bị phát.
  • Khả năng thu/phát phụ thuộc vào cách thiết kế antenna của nhà sản xuất, nhưng thường kém hiệu quả hơn thiết bị phát.
Nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ cần mua bộ phát thật khỏe là có thể sử dụng tốt cho thiết bị của họ. Điều này hoàn toàn sai vì kết nối mạng nói chung và kết nối wifi nói riêng là hình thức truyền dữ liệu 2 chiều (khác với truyền dữ liệu một chiều như đài phát thanh hay truyền hình). Do vậy thiết bị thu cũng phải phát tín hiệu ngược trở lại bộ phát. Với một thiết bị thu có công suất phát quá yếu thì bạn sẽ không có kết nối mạng liên tục được. Điều này lý giải vì sao laptop của bạn có thể vào mạng được trong khi đó điện thoại hoàn toàn không thể truy cập.

5. Nhiễu sóng

  • Gây ra bởi các thiết bị sử dụng cùng (hoặc gần) tần số sóng wifi như lò vi sóng, bluetooth, wifi nhà hàng xóm...
  • Làm kết nối không ổn định ở nơi có cường độ tín hiệu yếu
  • Sóng 2.4GHz dễ bị nhiễu hơn so với sóng 5GHz do các thiết bị sử dụng tần số 2.4GHz nhiều hơn và có tầm phát xa hơn (so với thiết bị phát sóng 5GHz cùng công suất).
6. Kết luận

  • Chọn mua một thiết bị đắt tiền duy nhất không giúp bạn có một mạng wifi ổn định trong ngôi nhà rộng và nhiều tầng.
  • Một thiết bị chuẩn cũ có công suất phát lớn giúp cột báo sóng wifi của bạn trông có vẻ nhiều hơn nhưng tốc độ vào mạng sẽ không nhanh hơn một thiết bị chuẩn mới nhưng có công suất phát thấp hơn ở cùng khoảng cách.
  • Chọn tần số phát (kênh - channel) phù hợp để tránh bị nhiễu sóng với các thiết bị xung quanh.
  • Đặt công suất phát vừa phải, lắp đặt nhiều thiết bị ở khoảng cách hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng mạng không dây và đảm bảo sức khỏe.
  • Nếu điện thoại, máy tính… của chúng ta hỗ trợ băng tầng 5GHz thì nên mua thiết bị Wireless Router có hỗ trợ 5Ghz để hạn chế bị nhiễu sóng, tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và hỗ trợ xem video HD, chơi game online tốt hơn.
  • Một số công cụ miễn phí giúp chúng ta kiểm tra cường độ tín hiệu mạng wifi để có thể chọn vị trí thích hợp hợp khi lắp đặt:
    • MS Windows: inSSIDer
    • Android: Wifi Analyzer

1 comment:

  1. Cảm ơn ad đã chia sẻ bài viết khá hữu ích.
    Anh chị có nhu cầu lắp bộ phát wifi phụ có thể liên hệ em 0901314618 nhé

    ReplyDelete