Friday, February 10, 2017

Lựa chọn thiết bị wireless Router đúng nhu cầu và mục đích


Những ngày đầu tiên nghĩ đến lựa chọn một thiết bị  thu phát sóng wifi mình thật sự có quá nhiều câu hỏi. Nên chọn hãng nào, loại nào, công suất phát, Anten…trong khi đó có quá nhiều định nghĩa thuật ngữ phải hiểu để chọn lựa 1 thiết bị phù hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng. Còn các bạn thì sao? Nếu có suy nghĩ giống mình thì hãy bỏ ít thời gian để đọc bài viết sau đây.

1. Công suất phát của thiết bị

  • Đơn vị tính là dBm. Con số này càng cao nghĩa là công suất phát của thiết bị càng lớn.
  • Giảm dần theo khoảng cách.
  • Có quy định khác nhau ở từng quốc gia và khu vực.
Mình từng hỏi rằng vậy tại sao không cho mua bán thiết bị có công suất phát 40dBm hay 100dBm để có thể phủ sóng nguyên cả căn biệt thự hoặc nhà trọ 5 tầng?
-          Công suất phát thiết bị càng cao thì càng ảnh xấu đến sức khỏe của con người , đặc biệt trẻ em và bà bầu.
-          Công suất phát của thiết bị càng cao thì sẽ có vùng phủ sóng rất rộng vậy sóng wifi cùng tầng số của các nhà bên cạnh nhau sẽ gây nhiễu sóng điện từ lẫn nhau dẫn đến tình trạng mạng chậm, chập chờn.

2. Thiết kế antenna

  • Độ lợi công suất có đơn vị tính là dBi. Con số này càng cao nghĩa là antenna càng nhạy.
  • Có 2 dạng phổ biến: antenna gắn trong và gắn ngoài.
  • Loại gắn ngoài có thể điều chỉnh được hướng phát sóng, từ đó cải thiện vùng phủ sóng của thiết bị.
  • Có 3 loại RF anten phổ biến
    • Omni-directional (truyền tín hiệu theo mọi hướng
    • Semi-directional (truyền tín hiệu theo một hướng)
    • Highly-directional (truyền tín hiệu điểm-điểm)
  • Antenna độ nhạy cao cho vùng phủ sóng rộng hơn vì nó thu được những tín hiệu yếu hơn từ các thiết bị ở xa.
Mỗi loại anten áp dụng vào mỗi mô hình khác nhau, đối với những hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thì sử dụng Anten Omni- Derectional

3. Tốc độ

  • Đơn vị tính là bps (bit per second) hoặc Bps (byte per second)
  • IEEE 802.11a cho tốc độ liên kết tối đa 54Mbps hoạt động ở băng tầng 5GHz
  • IEEE 802.11g cho tốc độ liên kết tối đa 54Mbps hoạt động ở băng tầng 2.4GHz
  • IEEE 802.11b cho tốc độ liên kết tối đa 11Mbps hoạt động ở băng tầng 2.4GHz
  • 802.11n cho tốc độ liên kết tối đa 600Mbps tuy nhiên các thiết bị bán ngoài thị trường thường hỗ trợ 300Mbps hoạt động ở 2 băng tầng 2.4GHz và 2.4GHz
  • 802.11ac cho tốc độ liên kết tối đa 7Gbps, tuy nhiên các thiết bị bán ngoài thị trường thường hỗ trợ 867Mbps hoạt động ở băng tần 5GHz
  • Tốc độ giảm dần khi cường độ tín hiệu yếu.
4. Thiết bị thu

  • Có cấu tạo cơ bản giống với thiết bị phát.
  • Khả năng thu/phát phụ thuộc vào cách thiết kế antenna của nhà sản xuất, nhưng thường kém hiệu quả hơn thiết bị phát.
Nhiều người nhầm lẫn rằng chỉ cần mua bộ phát thật khỏe là có thể sử dụng tốt cho thiết bị của họ. Điều này hoàn toàn sai vì kết nối mạng nói chung và kết nối wifi nói riêng là hình thức truyền dữ liệu 2 chiều (khác với truyền dữ liệu một chiều như đài phát thanh hay truyền hình). Do vậy thiết bị thu cũng phải phát tín hiệu ngược trở lại bộ phát. Với một thiết bị thu có công suất phát quá yếu thì bạn sẽ không có kết nối mạng liên tục được. Điều này lý giải vì sao laptop của bạn có thể vào mạng được trong khi đó điện thoại hoàn toàn không thể truy cập.

5. Nhiễu sóng

  • Gây ra bởi các thiết bị sử dụng cùng (hoặc gần) tần số sóng wifi như lò vi sóng, bluetooth, wifi nhà hàng xóm...
  • Làm kết nối không ổn định ở nơi có cường độ tín hiệu yếu
  • Sóng 2.4GHz dễ bị nhiễu hơn so với sóng 5GHz do các thiết bị sử dụng tần số 2.4GHz nhiều hơn và có tầm phát xa hơn (so với thiết bị phát sóng 5GHz cùng công suất).
6. Kết luận

  • Chọn mua một thiết bị đắt tiền duy nhất không giúp bạn có một mạng wifi ổn định trong ngôi nhà rộng và nhiều tầng.
  • Một thiết bị chuẩn cũ có công suất phát lớn giúp cột báo sóng wifi của bạn trông có vẻ nhiều hơn nhưng tốc độ vào mạng sẽ không nhanh hơn một thiết bị chuẩn mới nhưng có công suất phát thấp hơn ở cùng khoảng cách.
  • Chọn tần số phát (kênh - channel) phù hợp để tránh bị nhiễu sóng với các thiết bị xung quanh.
  • Đặt công suất phát vừa phải, lắp đặt nhiều thiết bị ở khoảng cách hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng mạng không dây và đảm bảo sức khỏe.
  • Nếu điện thoại, máy tính… của chúng ta hỗ trợ băng tầng 5GHz thì nên mua thiết bị Wireless Router có hỗ trợ 5Ghz để hạn chế bị nhiễu sóng, tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và hỗ trợ xem video HD, chơi game online tốt hơn.
  • Một số công cụ miễn phí giúp chúng ta kiểm tra cường độ tín hiệu mạng wifi để có thể chọn vị trí thích hợp hợp khi lắp đặt:
    • MS Windows: inSSIDer
    • Android: Wifi Analyzer

Wednesday, February 8, 2017

Giới Thiệu Thiết Bị Tplink Acher C2 (AC750)

Tplink Acher C2

TP-Acher C2 (hay AC750) là thiết bị được sản xuất bởi hãng TPlink vào năm 2014  tại China và được FCC kiểm duyệt. Tplink Acher C2 được gọi là Wireless Router hay modem, nó vừa hỗ trợ thu phát sóng wifi vừa là thiết bị định tuyến.
1.Chíp vi xử lý và bộ nhớ.
TPlink Acher C2 được tích hợp bộ vi xử lý mã MT7620A  của hãng Microtek, đây là một loại chíp xử lý công nghệ mới Wi-Fi System-On-Chips có xung nhịp 580MHz và kiến trúc MIPS 24KEc xử lý 2x16 hoặc 4x8 hoạt động cùng 1 lúc, chuyên được sử dụng trên các thiết bị AP và router. Bên cạnh đó Tplink Acher C2 được tích hợp thêm bộ nhớ đệm Flash 8MB và bộ nhớ tạm RAM 64MB lưu trữ số session gấp đôi Tplink 841 giúp CPU truy xuất dữ liệu, lấy thông tin nhanh hơn, hạn chế hàng đợi và bị treo modem.
2. Switch và cổng USB
Hỗ trợ cổng USB chia sẻ file và máy in

Tplink Acher C2 được nhà cung cấp Tplink tích hợp bên trong 1 SWITCH (có mã chipset Realtek RTL8367RB gồm 4 port LAN và 1 Port WAN với tốc độ truyền gói tin 10/100/1000Mbps, cơ chế  Ethernet auto-negotiation để xác định tốc độ và các cài đặt chế độ duplex (half hay full) thông qua giao thức Fast Link Pulse (FLP) để cảm biến (sense) tốc độ. Nếu 1 thiết bị máy tính, AP... kết nối đến AC750 thông qua cáp LAN, đầu RJ45 có tốc độ 1000Mbps thì tốc độ truyền dữ liệu trên đường truyền từ máy tính đến AC750 là 1000Mbps. Nên để tối ưu thiết bị Acher C2 thì cần phải chọn lựa thiết bị, cáp LAN phù hợp. Ngoài ra SWITCH còn hỗ trợ Auto MDI/MDIX (automatic medium-dependent interface crossover) cho phép switch tự tìm ra loại cáp nào đang được dùng. Tính năng Auto-MDIX cho phép switch chuyển đổi các đôi sợi được dùng trong quá trình truyền và nhận, giúp giải quyết vấn đề bấm sai chuẩn cáp. Và sau đây là một số tích năng rất hay được tích hợp trong Switch RTL8367RB:
- Security Filtering: Bảo mật bằng phương pháp lọc MAC, khi sử dụng tính năng này thì những địa chỉ MAC được thiết lập sẽ không được học, vô hiệu hóa trong bảng địa chỉ MAC và sẽ loại bỏ các gói tin có header chứa địa chỉ đích không được học trên mỗi cổng.
- Hỗ trợ Spanning Tree chống loop trong hệ thống mạng.
- Hỗ trợ truyền dữ liệu multicast IGMP V1/V2/V3 do vậy dịch vụ truyền hình FPT có thể hoạt động tốt trên thiết bị Tplink Acher C2.
Ethernet Port

3. Hệ điều hành
Thiết bị Tplink Acher C2 tích hợp hệ điều hành Linux 2.3.36 và Booloader U-Boot nên quá trình khởi động của Acher C2 nhanh hơn gấp 2 lần so với Tplink 841 và gấp 3 lần so với Tplink 3500. Ngoài ra hệ điều hành còn có thể giải phóng các session khi CPU, RAM hoạt động quá tải làm hạn chế treo modem đây là tính năng vượt trội so với thiết bị Tplink Acher 3500 và Tplink 4300.
4. Công nghệ WIFI
Tplink ACher C2 tích hợp 2 chipset wifi khác nhau
So sánh công nghệ SU-MIMO và MU-MIMO

-  MediaTek MT7620A  hỗ trợ băng tầng 2,4GHz và chuẩn IEEE 802.11b, IEEE 802.11g, IEEE 802.11n. Hỗ trợ công nghệ SU-MIMO 2x2:2 có nghĩa là 2 Anten gởi dữ liệu và 2 Anten nhận dữ liệu cùng 1 lúc. Tốc độ đạt tối đa 300Mbps và tại một thời điểm chỉ trao đổi dữ liệu với 1 thiết bị.
- MediaTek MT7610E hỗ trợ băng tầng 5GHz và chuẩn IEEE802.11ac. Hỗ trợ công nghệ MU-MIMO 1x1:1 có nghĩa là có 1 anten gởi và 1 anten nhận dữ liệu với tốc độ tối đa 450Mbps và cùng 1 lúc có thể trao đổi thông tin với nhiều thiết bị.
- Đặc biệt 2 Anten 5dbi hỗ trợ cổng RP-SMA nên có thể tháo rồi thay thế bởi các Anten chất lượng và có độ lợi cao hơn để vùng phủ sóng tốt hơn.
Tốc độ chuẩn wifi IEEE 802.11n và IEEE 802.11ac

5. Trãi nghiệm thực tiễn
Theo User Guide từ hãng cung cấp thì Tplink Acher C2 hỗ trợ đến 11000 Session và khuyến cáo cho hoạt động ở 16 thiết bị điện thoại hoặc máy tính kết nối lướt web, facebook, zalo....các ứng dụng bình thường thì Modem Tplink hoạt động ở trạng thái tốt. Thiết bị này được áp dụng vào các mô hình mạng gia đình và doanh nghiệp nhỏ.
Trong thực tế khi triển khai cho khách hàng thì không nên dựa vào số lượng thiết bị khuyến cáo của hãng mà cần phải khảo sát "Văn Hóa Người Sử Dụng" và mô hình để chọn lựa thiết bị phù hợp và đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Nhà khách hàng có 5 thiết bị nhưng 5 máy này phục vụ cho việc upload/download bằng các ứng dụng IDM, Toren, sử dụng các phần mềm Fake IP phát sinh session vượt quá ngưỡng cho phép của thiết bi thì cũng có thể làm thiết bị treo, sử dụng chậm, lag. Hoặc khách hàng chơi game Online thời gian thực bằng wifi ở băng tầng 2.4GHz bị lag do một số game Online đòi hỏi thời gian trễ thấp mà cơ chế xử lý đa truy cập CSMA/CA xử lý chậm và tín hiệu sóng wifi bị nhiễu kênh bởi các thiết bị điện tử hoạt động cùng tần số 2.4GHz hoặc các AP hoạt động cùng kênh với sóng wifi TPlink Acher C2 phát ra làm gói ra/vào modem bị nghẻn dẫn đến độ trễ vượt ngưỡng cho phép. Ví dụ Game Liên minh huyền thoại chơi tốt ping ~10ms, có thể chơi được ở 60ms còn nếu độ trễ trên nữa thì sẽ có cảm giác lag.
6. Kết luận
Qua quá trình phân tích và trãi nghiệm thiết bị, Acher C2 là thiết bị hoạt động tốt khi số lượng thiết bị kết nối wifi là <16 và các thiết bị này hoạt động lướt web, zalo, facebook và một số ứng dụng cơ bản. Nhưng có thể hỗ trợ 30 kết nối wifi tuy hơi chậm nhưng không bị treo. 
Acher C2 là một thiết bị hỗ trợ tốt lắp đặt trong mô hình hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ. Hỗ trợ băng tầng 5Ghz chuẩn IEEE 802.11ac có tốc độ cao, độ rộng kênh lớn, không bị nhiễu nên hỗ trợ xem phim HD Online và lắp đặt ở các vùng có quá nhiều thiết bị wifi. Ví dụ: Chung cư, trung tâm thành phố...

BẢNG TỔNG KẾT
Phiên bản phần cứng: TP-LINK Archer C2 v1.x
Loại thiết bị: wireless router
Sử dụng nguồn: 12 VDC, 1.5 A
Bộ vi xử lý (CPU): MediaTek MT7620A (580 MHz)
Bộ nhớ đệm (Flash): 8 MiB
Bộ nhớ lưu trữ tạm (RAM):64 MiB
Hỗ trợ 1 cổng kết nối: USB 2.0
Tích hợp chipset Wireless LAN 1: MediaTek MT7620A
- Chuẩn IEEE 802.11: bgn
- Hỗ trợ công nghệ Multi Input Multi Out Put (MIMO): 2x2:2
- Anten có thể tháo rời theo chuẩn: RP-SMA
Tích hợp chipset Wireless LAN 2: MediaTek MT7610E
- Chuẩn IEEE 802.11: ac
- Hỗ trợ công nghệ Multi Input Multi Out Put (MIMO): 1x1:1
- Anten có thể tháo rời theo chuẩn: RP-SMA
Tích hợp chipset Ethernet SWITCH: Realtek RTL8367RB
- Gồm có 4 Port LAN với tốc độ: 10/100/1000
- Gồm 1 Port WAN với tốc độ: 10/100/1000
- Hỗ trợ Có cơ chế Auto-Negotiation
- Hỗ trợ Có cơ chế  Auto MDI/MDIX
Stock bootloader: U-Boot
Stock FW OS: Linux 2.6.36
Mặc định SSID: TP-LINK_2.4GHz_XXXXXX, TP-LINK_5GHz_XXXXXX
Mặc định IP address: 192.168.0.1
Tài khoản đăng nhập mặc định: admin
Mật khẩu đăng nhập mặc định: admin

Monday, February 6, 2017

Cấu Hình thiết bị HG531 Wifi 4 Port của FPT làm AP

Hình dáng bên ngoài của HG531 
Nếu vô tình chúng ta:
- Dư 1 modem HG531 Wifi 4 Port của FPT
- Có nhu cầu mở rộng vùng phủ sóng cho nhà nhiều tầng, sân vườn rộng.
          Thì hãy thử cấu hình Modem HG531 Wifi 4 Port thành AP (Access Point - Điểm truy cập) để chúng ta có dịch vụ wifi ổn định hơn,vùng phủ sóng wifi rộng hơn, thiết bị máy tính, điện thoại thu được sóng wifi khỏe hơn.

Bước 1: Tắt DHCP Server - (Dynamic Host Configuration Protocol Server), Tắt Giao thức cấu hình dịch vụ tự động cho các máy.
Bước 2: Đặt địa chỉ IP cho AP - (Internet Protocol) cùng lớp mạng với địa chỉ IP defaul gateway của modem chính, nhưng không trùng IP với modem chính.
Ví dụ: 
- Địa chỉ IP default Gateway của modem chính là: 192.168.1.1 - Subnet Mark: 255.255.255.0
- Địa chỉ IP của AP là: 192.168.1.X - Subnet Mark: 255.255.255.0 (Trong đó  1< X < 255)


 Bước 3
- Chọn loại thiết bị (Device Type) là Computer (máy vi tính)
- Bật (Enable) tính năng DHCP Optione Pool
- Bật (Enable) dịch vụ cấp phát IP DHCP Relay Agent và IP được cấp phát cho các máy tính, điện thoại nằm trong dãy IP từ 192.168.1.100 =>192.168.1.200 ( dãy này cùng lớp mạng với IP Defaul Gateway của modem chính): Các thông tin được DHCP Relay Agent cấp phát cho các Clients sẽ được AP chuyển về cho DHCP server trên modem chính.

ST

Saturday, February 4, 2017

Hướng Dẫn Sao Chép Tính Năng Remote TV vào Remote HDBOX-FPT


Khi chúng ta đăng ký sử dụng dịch vụ truyền hình của FPT, Remote V1 của FPT thì không thể điều khiển được TV và Remote TV cũng không thể điều khiển được HDBOX. Nên dẫn đến trường hợp là khi sử dụng TV và truyền hình FPT chúng ta phải sử dụng đến 2 Remote rất biết tiện và tốn thời gian. Cho đến thời điểm hiện tại thì chúng ta không cần phải lo nghĩ đến vấn đề khó khăn này nữa, Remote FPT V2 đã hỗ trợ tính năng học phím của tất cả các loại Remote của TV, các phím thông dụng sau đây sẽ được học: Nguồn, Volum -, Volum+, Chuyển đổi ngỏ ra vào.

1. Thiết bị thực hiện
-  1 remote HD Box (phiên bản mới)
-  1 remote TV đang sử dụng (Ví dụ dưới sử dụng remote TV SHARP)
      2. Các bước thực hiện

Bước 1: Đặt 2 Remote đối diện nhau
Bước 2: Nhấn và giữ phím ‘SET’ ở remote HD Box cho đến khi đèn tín hiệu từ màu ‘đỏ’ chuyển sang màu ‘cam’.

Bước 3: Muốn sao chép phím nào trên remote TV thì tiến hành nhấn vào phím đó trên remote TV  (lúc này đèn ở remote HD Box từ ‘màu’ cam chuyển sang màu ‘đỏ’).
VD: Đang sao chép phím Power trên remote TV

Bước 4: Nhấn phím trên remote HD Box tương ứng với phím đã nhấn ở remote TV (lúc này đèn tín hiệu từ màu ‘đỏ’ chuyển sang màu ‘cam’)

Bước 4: Nhấn phim ‘SET” ở remote HD Box để kết thúc (lúc này đèn tín hiệu tắt).


Các phím TV/AV, Volume +/- làm tương tự
Có thể sao chép lại nếu lần đầu không thành công
-